Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn tàu cho khu vực cảng biển Vũng Tàu Bằng Mô hình Toán

Nguyễn Kỳ Phùng1,*, Ngô Nam Thịnh2, Trần Tuấn Hoàng3

Đăng trên kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 3 với chủ đề “Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh, 2016

Nước dằn tàu được dùng để bù đắp cho sự chênh lệch về phân bố tải trọng khi tàu chạy từ cảng này tới cảng khác, quốc gia này đến quốc gia khác. Các tàu vận tải thường xả thải ở ngoài khơi trước khi cập cảng. Có rất nhiều sinh vật không bản địa đã được vận chuyển tới những vùng biển xa xôi, thông qua việc thải nước dằn ra biển. Các vi sinh vật có trong nước dằn tàu có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học cũng như làm thay đổi hệ sinh thái khu vực cửa sông ven biển. Bài báo ứng dụng mô hình Mike 21 tính toán mô phỏng lan truyền nước dằn tàu để xác định vị trí xả thải thích hợp cho khu vực cảng biển Vũng Tàu. Mô hình đã mô phỏng kết quả lan truyền nước dằn tàu theo 2 mùa gió chính với các vị trí xả thải khác nhau. Kết quả nghiên cứu xác định được 3 vùng xả thải nước dằn không ảnh hưởng đến vùng ven bờ biển Việt Nam của các tàu đến từ 3 hướng chính: Tàu đến từ phía Bắc, tàu đến từ phía Đông (Philippin, Malaysia,…), tàu đến từ eo malacca.

Toàn văn bài viết có thể tải tại đây