Chương trình Tình nguyện Xanh: Trồng cây tại khu dự trữ Sinh quyển Cần Giờ

Sáng ngày 3 tháng 06 năm 2017, Đoàn tình nguyện xanh bao gồm thầy cô và các bạn sinh viên Bộ môn Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo, các bạn sinh viên Khoa Khí tượng Thủy văn, Khoa Môi trường, Khoa Tài nguyên nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tiến hành trồng cây xanh tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

(Thầy cô và các bạn sinh viên năm 1 thuộc Bộ môn Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo)

( Đoàn Tình nguyện xanh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường và Môi trường TP.HCM)

Đoàn chúng tôi sau khi vượt qua chặn đường dài 21 km đã đến bến phà Bình Khánh,phải mất hơn 30 phút chúng tôi mới qua được khúc sông Soài Rạp này.

(Một góc Bến phà Bình Khánh sáng ngày 3/6/2017)

Đoàn tiếp tục lên đường đến Trung tâm Truyền thông giáo dục Môi trường và Du lịch Sinh thái, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ. Phó giám đốc  trung tâm Lê Thanh Sang đã tiếp đoàn và cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin bổ ích về rừng ngập mặn Cần Giờ trước, sau chiến tranh và tình hình hiện nay.

(PGĐ Lê Thanh Sang, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Môi trường và Du lịch Sinh thái, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đang cung cấp thông tin về khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ)

Sau khi Đoàn được thông tin khái quát về khu vực rừng ngập mặn Rừng Sác – Cần Giờ, công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường biển, chúng tôi được anh Nguyễn Trung Hậu, nhân viên Trung tâm Truyền thông giáo dục Môi trường và Du lịch Sinh thái, Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ dẫn cả đoàn  đến khu vực Hào Võ, phân khu 6, Tiểu khu 18 thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây là nơi đoàn chúng tôi tiến hành trồng những cây cóc trắng và trụ mầm đước.

(Đoàn Tình nguyện xanh của trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TPHCM di chuyển đến địa điểm trồng rừng) 

(Trụ mầm đước được chuẩn bị sẵn sàng cho công tác phủ xanh rừng thưa)

Trước khi tiến hành trồng rừng, đoàn chúng tôi đã được anh Hậu hướng dẫn chi tiết cách đào đất, qui cách trồng cây cóc trắng và cách gâm các trụ mầm đước.

(Anh Nguyễn Văn Hậu đang hướng dẫn đoàn cách đào đất trồng cây Cóc trắng)

(Các bạn sinh viên khẩn trương trồng cây cóc trắng)

(Các nhóm chia nhau đào lỗ trồng các cây cóc trắng)

Sau gần 3 giờ trồng rừng, đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, toàn bộ phân khu 6, Tiểu khu 18 thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ đã được lấp đầy cây cóc trắng và trụ mầm đước với khoảng cách theo đúng qui định được hướng dẫn. Đoàn chúng tôi đã tiến hành lập biên bản bàn giao, chăm sóc cây con sau trồng cho Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ. Chúng tôi được trao giấy chứng nhận tham gia trồng rừng do BQL Rừng phòng hộ cấp cùng ngày.

(Cả đoàn vui mừng và đúc kết lại những thành quả đạt được sau chuyến tình nguyện xanh)

BQT Website
Bộ môn Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM