Đánh giá khả năng sử dụng số liệu vệ tinh về độ cao sóng trên khu vực Biển Đông

NGÔ NAM THỊNH1, NGUYỄN TRÂM ANH2, VÕ DUY LONG3

TÓM TẮT

Trong các nghiên cứu biển tại Việt Nam, việc đo đạc các số liệu về thủy hải văn tại vùng biển sâu đang gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết bị và kinh phí quá lớn. Một số đề tài, dự án lớn có sự phối hợp với nước ngoài thì mới có các chuyến đo đạc vùng biển sâu, nhưng độ dài số liệu cũng có giới hạn, không được cập nhật, đồng thời việc tiếp cận nguồn số liệu này cũng rất khó khăn trong nghiên cứu biển. Hiện nay, nguồn số liệu vệ tinh đã và đang được sử dụng rộng rãi phục vụ cho các nghiên cứu biển, nó có thể thay thế nguồn số liệu thực đo mà một số đề tài, dự án không có kinh phí để đo đạc thực tế ngoài hiện trường.

Đo cao bằng vệ tinh đã bắt đầu trở thành một hướng tiếp cận hiệu quả trong nghiên cứu biển. Nguồn số liệu đo cao vệ tinh đã và đang được khai thác một cách có hiệu quả để lấp đầy những khoảng trống số liệu mà khảo sát bằng tàu trên biển chưa thực hiện được. Trong nghiên cứu này, vệ tinh Jason (Jason 1 và Jason 2) được sử dụng để trích rút số liệu độ cao sóng có nghĩa khu vực Biển Đông so sánh với số liệu thực đo tại trạm DK1 trong thời gian 2 năm từ 2009–2010. Kết quả cho thấy nguồn số liệu vệ tinh tương quan khá tốt so với số liệu thực đo và sai số giữa hai chuỗi số liệu cũng khá thấp.

Từ khóa: số liệu vệ tinh, độ cao sóng có nghĩa, vệ tinh đo cao, Jason.

1,2   Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, 236b, đường Lê Văn Sĩ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP HCM

3     Viện Vật lý TP Hồ Chí Minh, số 1, đường Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

Tài liệu toàn văn tham khảo tại đây