Tư vấn chọn ngành

Tư vấn chọn ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo

Để giải đáp những thắc mắc và lo ngại của phụ huynh và các bạn sinh viên, BTV tuyển sinh xin cung cấp thêm một số thông tin ngành học mới này như sau:

1. Có phải học ngành Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo ra trường làm việc trên biển và Hải đảo?

Không phải học về biển và hải đảo là ra biển hay ra hải đảo làm việc. Ngành học này trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học về biển và hải đảo để đạt các khả năng chuyên môn đáp ứng các công việc sau:

  • Tư vấn,thiết kế, nghiên cứu về ngành quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo
  • Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng biển và Hải đảo.
  • Tổ chức không gian và quy hoạch phát triển phát triển kinh tế xã hội vùng biển và Hải đảo.
  • Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo
  • Thực hiện các hợp đồng tư vấn,  các hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ.
  • Khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
  • Hoạch định, xây dựng các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả.
  • Đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

2. Sinh viên học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo có thể làm việc ở đâu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo có thể làm việc tại các cơ quan như:

  • Các sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh và thành phố.
  • Các sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành.
  • Chi cục Biển và Hải đảo tại các tỉnh, thành.
  • Viện Hải dương học Nha Trang.
  • Viện Kĩ thuật biển.
  • Phân viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi Khí hậu.
  • Các đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh thành
  • Các công ty tư vấn có liên quan đến đánh giá tác động môi trường, cảng và công trình biển…
  • Giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học.
  • Tiếp tục học lên tại Bộ môn và các trường có liên quan.

3. Nhu cầu của xã hội về lĩnh vực Biển và Hải đảo hiện nay như thế nào?

Qua số liệu thống kê  năm 2011 của Bộ TN&MT, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến Biển và Hải đảo trong cả nước chỉ khoảng 1.000 nhân sự (Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT), chủ yếu là cán bộ từ các ngành có liên quan (nước, thủy lợi, hải dương học, khí tượng thủy văn, môi trường). Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này từ nay đến năm 2020 khoảng 20.000 người.

Thực tế cho thấy,  ngành đào tạo về quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động khai thác, sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, đây là ngành mới đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng ít được các bạn trẻ biết đến.

Để thực hiện thành công chiến lược Biển VN đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành quản lý Biển và Hải đảo trong cả nước. Việc đào tạo đội ngũ kỹ sư ngành quản lý tài nguyên biển và hải đảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội là việc làm cần thiết và cấp bách.

BTV hy vọng các bậc phụ huynh và sinh viên hiểu thêm về ngành học mới này cũng như những nhu cầu của xã hội hiện nay để có thể quyết định ngành học cho con em mình trong tương lai.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm:

– Sinh viên tốt nghiệp THPT đủ điều kiện xét tuyển vào ngành Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo hàng năm theo qui định của Bộ, thuộc tổ hợp xét tuyển A00 (Toán-Lý-Hóa) , A01 (Toán-Lý-Anh), B00 (Toán-Hóa-Sinh).

– Sinh viên chuyển tiếp từ các trường đại học khác hoặc từ các khoa chuyên ngành khác của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường như sinh viên khoa Khí tượng- Thủy văn, Tài nguyên nước, Môi trường, Kinh tế Tài nguyên Môi trường, Hệ thống Thông tin Môi trường.