Ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường biển đảo
STT |
MSSV |
Họ và tên |
Lớp |
Tên đề tài |
Tóm tắt |
GVHD |
Học kỳ |
1 |
550130031 |
Lê Thị Hồng Thủy |
05_ĐH_QLBĐ |
Tính toán dòng chảy khu vực sông Cổ Chiên bằng Mô hình MIKE 21 FM |
Báo cáo đã ứng dụng được mô hình Mike 21 HD FM để tính toán dòng chảy tại khu vực cửa sông Cổ Chiên. Mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định mô hình về mực nước, vận tốc dòng chảy tại 4 trạm thực đo, kết quả hiệu chỉnh và kiểm định với hệ số tương quan đạt từ loại khá đến tốt. Từ bộ thông số đã được hiệu chỉnh và kiểm định mô hình, dòng chảy tại khu vực cửa sông Cổ Chiên được mô phỏng và đánh giá vào mùa khô tháng 3/2014 và mùa mưa vào tháng 9/2014. Kết quả mô phỏng dòng chảy cho thấy khu vực cửa sông Cổ Chiên có vận tốc khá lớn, đạt từ 0.7 – 1.2 m/s. Kết quả dòng chảy vào thời kỳ mùa mưa lớn hơn vào mùa khô cả triều lên lẫn triều xuống. |
ThS. Ngô Nam Thịnh |
HK 1 (2022 – 2023) |
2 |
850130008 |
Trần Văn Hoàng Long |
08_ĐH_QLBĐ |
Tính toán thủy động lực vùng ven biển Bãi Dài – Khánh Hòa |
Đề tài nghiên cứu “ Tính toán thủy động lực ven biển bãi Dài – Khánh Hòa ” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2023. Với mục tiêu là ứng dụng mô hình để tính toán chế độ sóng gió và dòng chảy của khu vực ven biển bãi Dài – Khánh Hòa, mô hình phổ sóng Mike 21 SW (Spectral Waves) và mô hình thủy lực Mike 21 HD FM (Hydro Dynamic Flow Model) được sử dụng tính toán song song nhằm thể hiện sự tương tác liên tục giữa sóng và dòng chảy tổng hợp. Mô hình được hiệu chỉnh và kiểm định năm 2013 với số liệu thực đo tại trạm Ninh Thuận. Trong đó, thời gian đảm bảo trên 24 tiếng bằng hệ số tương quan R2 và chỉ số Nash để đưa ra bộ thông số mô hình phù hợp áp dụng tính toán mô phỏng cho khu vực nghiên cứu vào tháng 1 và tháng 7 năm 2017. |
ThS. Ngô Nam Thịnh |
HK 1 (2022 – 2023) |
3 |
850130002 |
Hồ Phạm Trà My |
08_ĐH_QLBĐ |
Đánh giá nguồn lợi rong biển tại khu vực biển Sơn Hải, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận |
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá nguồn lợi rong biển tại khu vực biển Sơn Hải, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023. Đề tài được xây dựng nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng nuôi trồng và khai thác rong biển ở khu vực biển Sơn Hải, một khu vực biển được biết đến có hoạt động khai thác và nuôi trồng rong biển khá lâu ở Nam Trung Bộ. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, năm 2023, sản lượng rong khai thác thấp hơn so với các năm trước do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6 năm 2023 ảnh hưởng đến sự sinh trưởngng và phát triển của rong tự nhiên. Với nhóm rong nuôi trồng, sự thiếu hụt nguồn cung cấp giống năm 2023 đã giảm tới 50% số hộ triển khai được hoạt động nuôi trồng rong biển. |
TS. Đinh Ngọc Huy |
HK 2 (2022 – 2023) |
4 |
850130004 |
Hoàng Phan Phương Quỳnh |
08_ĐH_QLBĐ |
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm ngập mặn đến nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long |
Nghiên cứu “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đến nông nghiệp ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” tập trung đánh giá về tính dễ bị tổn thương của yếu tố xâm nhập mặn đến nông nghiệp ở ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu bằng phương pháp AHP. Luận văn đã đánh giá được khả năng thích ứng, phơi nhiễm và độ nhạy của ngành nông nghiệp; đưa ra đánh giá mức độ tổn thương của từng tỉnh ĐBSCL. Tuy chưa xét được hết tất cả các khía cạnh nhưng các kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thông tin cho từng tỉnh ĐBSCL, phục vụ kế hoạch và quy hoạch ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cà Mau là tỉnh phương dễ bị tổn thương nhất với xâm nhập mặn (V = 75,3 năm 2020); Tp Cần Thơ ít tổn thương nhất do xâm nhập mặn trên địa bàn nghiên cứu, duy trì mức độ trung bình thấp trong năm 2020 các tỉnh Vĩnh Long (43), Đồng Tháp(48,57), An Giang (49,31). |
TS. Trần Thị Kim |
HK 2 (2022 – 2023) |
5 |
550130001 |
Đoàn Quốc Bảo |
06_ĐH_QLBĐ |
Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS giám sát biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu |
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng viễn thám và GIS giám sát biến động rừng ngập mặn tỉnh Bạc Liêu” tập trung vào ứng dụng phần mềm viễn thám ENVI và hệ thống thông tin địa lý ArcGIS để thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn (RNM) tỉnh Bạc Liêu năm 2009 – 2019. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng hiệu quả tư liệu RS kết hợp với hệ thông tin địa lý trong phương pháp xử lý số đem lại tiện lợi trong khai thác thông tin, lưu trữ kết quả, quản lý phát triển RNM. Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian năm (2009 – 2019), diện tích RNM ở tỉnh Bạc Liêu tăng 1.135 ha, tức tăng 113,5 ha/năm. Tốc độ phục hồi của RNM được xác định là 192,95 ha/năm; có 339 ha RNM không thay đổi. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm diện tích RNM là do chuyển đổi từ RNM sang NTTS (chiếm 91,1%), sạt lở bờ biển (chiếm 7,9%). RNM được phục hồi chủ yếu từ mặt nước biển ven bờ (chiếm 46,3%), từ đất nông nghiệp (27,8%), trồng mới RNM trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang hoặc trồng RNM kết hợp với NTTS (chiếm 25,8%). |
TS. Trần Thị Kim |
HK 2 (2022 – 2023) |
6 |
550130008 |
Nguyễn Thụy Vĩ Hân |
06_ĐH_QLBĐ |
Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thời điểm 2010, 2016, 2022 |
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thời điểm 2010, 2016, 2022” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 06 tháng 03 năm 2023 đến ngày 18 tháng 06 năm 2023. Với mục tiêu thành lập bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn huyện Cần Giờ theo không gian và thời gian giai từ năm 2010 đến năm 2022 bao gồm các giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016, từ năm 2016 đến năm 2022 và giai đoạn tổng từ năm 2010 đến năm 2022. Cùng với phương pháp tiếp cận của đề tài là phương pháp trích xuất số liệu rừng ngập mặn từ ảnh vệ tinh Landsat 5 đối với năm 2010 và ảnh vệ tinh Landsat 8 đối với năm 2016 và năm 2022; Sử dụng phương pháp phân loại có giám sát và tổ hợp màu giả làm nổi bật thực vật qua của các kênh ảnh 4 – 3 – 2 đối với ảnh vệ tinh Landsat 5, các kênh cảnh 5 – 4 – 3 đối với ảnh vệ tinh Landsat 8; đánh giá độ chính xác của dữ liệu sau khi giải đoán ảnh bằng phương pháp kiểm chứng qua Google Earth; Đánh giá biến động dựa trên dữ liệu qua các giai đoạn (năm 2010 – 2016 – 2022). Kết quả đạt được của khóa luận là hiện trạng lớp phủ năm 2010 với độ chính xác toàn cục T = 91% và hằng số Kappa = 0,8508; hiện trạng lớp phủ năm 2016 với độ chính xác toàn cục T = 87% và hằng số Kappa = 0,8081; hiện trạng lớp phủ năm 2022 với độ chính xác toàn cục T = 93% và hằng số Kappa = 0,8919; thành lập được các bản đồ biến động rừng ngập mặn qua các giai đoạn: Từ năm 2010 đến năm 2016 với diện tích rừng không biến động là 27.789,11ha, diện tích rừng mất đi là 202,49ha và diện tích rừng thêm mới là 6.932,04 ha; Từ năm 2016 đến năm 2022 với diện tích rừng không biến động là 27.574,83 ha, diện tích rừng mất đi là 416,61ha và diện tích rừng thêm mới là 8.088,73ha; Từ năm 2010 đến năm 2022 với diện tích rừng không biến động là 32.761,97ha, diện tích rừng mất đi là 1.956,32 ha và diện tích rừn thêm mới là 2.900,06ha. |
TS. Lê Thị Kim Thoa |
HK 2 (2022 – 2023) |