CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển Đảo
Mã ngành: 7850197
1. Mục tiêu đào tạo (POs)
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cử nhân chất lượng cao lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo (QLTN&MTBĐ) phục vụ cho ngành tài nguyên & môi trường và xã hội, có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, hiểu biết pháp luật và lý tưởng sống tốt đẹp, trên cơ sở được trang bị kiến thức nền tảng về đại cương, vững chắc về cơ sở ngành, chuyên sâu trong tổ chức nghiên cứu, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường biển, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyên ngành, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế và có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể (POs)
Chương trình đào tạo ngành QLTN&MTBĐ trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên
PO1: Hệ thống kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương phù hợp với chuyên ngành QLTN&MTBĐ.
PO2: Hệ thống các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để giải thích các sự vật, hiện tượng ngoài tự nhiên liên quan đến ngành QLTN&MTBĐ.
PO3: Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành vững chắc và kỹ năng thực hành nghề nghiệp về quản lý tài nguyên và môi trường biển, sử dụng, ứng dụng được các công cụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật trong nghiên cứu và quy hoạch khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đảo.
PO4: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và làm việc. Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành khác nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc chuyên môn.
PO5: Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, khả năng tư duy hiệu quả và nghiên cứu khoa học định hướng cho nghiên cứu của bản thân, ý thức được việc tự nghiên cứu và tự học tập suốt đời.
PO6: Phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức văn hóa và đạo đức nghề nghiệp. Có tinh thần tự chịu trách nhiệm trước cá nhân và tập thể, có tư duy hiệu quả và định hướng nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn, có khả năng đảm nhiệm các công tác chuyên môn thuộc các lĩnh vực của ngành QLTN&MTBĐ; hiểu biết, tôn trọng luật pháp Việt Nam và các qui định, luật và chính sách tài nguyên và môi trường biển.
2. Chuẩn đầu ra (ELOs)
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành QLTN&MTBĐ sinh viên đạt được:
2.1 Kiến thức
ELO1: Vận dụng được kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị để giải thích bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội; kiến thức pháp luật để giải quyết những vấn đề trong công tác chuyên môn và đời sống.
ELO2: Ứng dụng được các kiến thức về khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học) làm nền tảng để học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
ELO3: Áp dụng được các kiến thức cơ sở về khoa học biển và đại dương như đặc điểm tự nhiên, khí tượng hải văn, tài nguyên và môi trường biển, luật biển, sự tương tác giữa đại dương và vùng ven bờ… để lý giải được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến biển–đại dương, và làm nền tảng khoa học để tiếp thu các học phần chuyên ngành.
ELO 4: Vận dụng được các kiến thức, phương pháp trong thực hiện công việc điều tra khảo sát, đo đạc các đặc điểm tài nguyên và môi trường biển..[
ELO 5: Ứng dụng được các kiến thức về (i) các công cụ kỹ thuật chuyên ngành (mô hình toán, phần mềm chuyên ngành) phục vụ tính toán, mô phỏng các quá trình thủy động lực học và đánh giá thực trạng khai thác, quản lý tài nguyên và môi trường biển; (ii) các công cụ quản lý, nghiên cứu biển và đại dương phục vụ công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường biển. [4]
ELO 6: Xây dựng được các kế hoạch quản lý, điều hành các đợt đo đạc khảo sát thực tế; các kế hoạch, giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2 Kỹ năng
ELO7: Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và đọc hiểu tài liệu tiếng anh chuyên ngành, trình bày và trao đổi được các ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
Đạt chuẩn kỹ năng để xét tốt nghiệp :
– TOEIC từ 450 điểm trở lên;
– TOEFL – iBT từ 45 điểm trở lên;
– IELTS từ 4.5 điểm trở lên;
– B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
– Kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản (theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông) và MOS (Word, Excel, Powerpoint) điểm đạt 700 trở lên.
ELO8: Áp dụng được các dụng cụ, trang thiết bị cơ bản trong quan trắc biển, các phần mềm xử lý số liệu, biên tập bản đồ, thiết lập mô hình tính toán phục vụ công tác giám sát, đánh giá tài nguyên và môi trường biển đảo.
ELO9: Triển khai được những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp, đề xuất giải pháp và chuyển tải kiến thức thuộc ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển trong các hoạt động chuyên môn.
2.3 Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
ELO10: Thực hiện hiệu quả phương pháp làm việc độc lập, tự giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc và sẵn sàng phối hợp với đồng nghiệp để đạt đến hiệu quả cao nhất.
ELO11: Giải quyết được những khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ và sẵn sàng thích ứng với môi trường làm việc nhiều áp lực
ELO12: Thể hiện các chuẩn mực về đạo đức, tuân thủ chính sách pháp luật và thực thi trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp
3. Vị trí làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành QLTN&MTBĐ, sinh viên có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động. Cụ thể, sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển đảo: Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên – Môi trường biển khu vực phía Nam; Trung Tâm Hải văn; Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện Hải dương học; Viện Kỹ thuật biển; Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến Đổi Khí Hậu; Các chi cục Biển; Sở Tài nguyên và Môi Trường các tỉnh thành phố,…
- Các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tài nguyên và môi trường biển đảo: môi trường làm việc năng động, có thể làm các công việc như nghiên cứu, tư vấn các công nghệ, thiết bị máy móc giúp xử lý các vấn đề môi trường biển, đo đạc, đánh giá tác động, dự báo các vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường biển.
- Các tổ chức phi chính phủ về tài nguyên và môi trường biển: Các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường biển (GTZ, GIZ, DANIDA, JICA, BTC, UNDP). Môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế cũng như tham gia vào những chương trình, dự án nghiên cứu về tài nguyên và môi trường biển, bảo tồn sinh vật biển, được đi tới nhiều nơi, mở rộng tầm hiểu biết về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn.
- Các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy: tham gia vào độ ngũ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các Viện, trung tâm đào tạo đại học và sau đại học.
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, các Viện/trung tâm nghiên cứu. Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn trong và ngoài nước.
5. Các chương trình đào tạo, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo:
Tham khảo chương trình đào tạo của:
– Đại học Samford của Mỹ, ngành khoa học biển (Marine Science Major)
– Đại học Porthsmouth của Anh, ngành Khoa học môi trường biển (Marine Environmental Science)
6. Thời gian đào tạo: thời hạn 4 năm
7. Khối kiến thức toàn khóa
Khối lượng kiến thức toàn khóa là 137 TC (không tính khối lượng kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Cấu trúc kiến thức của chương trình theo bảng sau:
Bảng 4: Khối lượng kiến thức toàn khóa
STT | Khối Kiến thức | Tổng TC |
4.1 | Khối kiến thức giáo dục đại cương | 30 TC |
4.2 | Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 100 TC |
4.2.1 | Khối kiến thức cơ sở ngành | 31 TC |
4.2.2 | Khối kiến thức chuyên ngành (bắt buộc) | 46 TC |
4.2.3 | Khối kiến thức chuyên ngành (tự chọn) | 23 TC |
Tổng cộng | 130 |
Đơn vị tín chỉ: một tín chỉ được quy bằng 15 tiết lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo này đã được ra soát điều chỉnh bổ sung, dự kiến sẽ được áp dụng cho sinh viên từ khóa 09 của trường trở về sau.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO |
|||||
STT | Mã môn học | Tên môn học | Số TC | Tính chất | |
Bắt buộc | Tự chọn | ||||
I | KHỐI GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 34 | |||
I.1. | Lý luận chính trị | 11 | |||
1 | 12111001 | Triết học Mác – Lê nin | 3 | X | |
2 | 12111002 | Kinh tế chính trị Mác – Lê nin | |||
3 | 12111003 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | X | |
4 | 12111004 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | X | |
5 | 12111005 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 | X | |
I.2 | Ngoại ngữ | 6 | X | ||
6 | 11131001 | Anh văn 1 | 3 | X | |
7 | 11131002 | Anh văn 2 | 3 | X | |
I.3 | Khoa học tự nhiên- xã hội | 13 | |||
8 | 11111008 | Toán cao cấp 1 | 2 | X | |
9 | 11121001 | Vật lí đại cương 1 (cơ nhiệt) | 2 | X | |
10 | 11121004 | Hóa học đại cương | 2 | X | |
11 | 11121005 | Thí nghiệm hóa đại cương | 1 | X | |
12 | 11111011 | Xác suất thống kê | 2 | X | |
13 | 12121001 | Pháp luật đại cương | 2 | X | |
14 | 21111107 | Con người và môi trường biển đảo | 2 | X | |
II | KHỐI GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | ||||
II.1. | Kiến thức cơ sở ngành | 31 | |||
15 | 13111018 | Khí tượng biển | 2 | X | |
16 | 21111001 | Cơ lưu chất | 3 | X | |
17 | 21111006 | Hóa học biển | 2 | X | |
18 | 21111002 | Nhập môn quản lý biển | 2 | X | |
19 | 21111009 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 2 | X | |
20 | 21111011 | Biển đảo với vấn đề biến đổi khí hậu | 2 | X | |
21 | 21111012 | Địa lý tự nhiên biển Đông | 2 | X | |
22 | 21111014 | Sinh thái biển | 3 | X | |
23 | 21111018 | Địa chất và địa mạo biển | 2 | X | |
24 | 21111103 | Cơ sở hải dương học | 3 | X | |
25 | 21111003 | Thực tập nhận thức cơ sở ngành | 2 | X | |
26 | 21111004 | Bản đồ và GIS | 3 | X | |
27 | 21111005 | Nhập môn viễn thám biển | 3 | X | |
II.2. | Kiến thức chuyên ngành | 57 | |||
28 | 21111008 | Phương pháp số trong hải dương học | 2 | X | |
29 | 21111016 | Động lực học biển | 4 | X | |
30 | 21111019 | Quản lý tài nguyên và môi trường biển | 2 | X | |
31 | 21111020 | Luật và chính sách biển đảo | 2 | X | |
32 | 21111021 | Viễn thám ứng dụng trong quản lý biển | 3 | X | |
33 | 21111008 | Phương pháp thống kê hải dương học | 2 | X | |
34 | 21111027 | Quản lý tổng hợp đới bờ | 2 | X | |
35 | 21111035 | Quản lý biển hải đảo Việt Nam | 2 | X | |
36 | 21111060 | GIS ứng dụng trong quản lý biển | 3 | X | |
37 | 21111010 | Phương pháp xử lý số liệu điều tra khảo sát biển | 3 | X | |
38 | 21111015 | Đánh giá tác động môi trường biển | 2 | X | |
39 | 21111023 | Thực tập thực tế chuyên ngành | 2 | X | |
40 | 21111024 | Cơ sở khảo sát biển | 2 | X | |
41 | 21111025 | Mô hình hóa môi trường biển | 3 | X | |
42 | 21111045 | Vận chuyển trầm tích và biến đổi địa mạo bờ | 2 | X | |
43 | 21111013 | Động lực học khí quyển đại dương | 2 | X | |
44 | 21111030 | Quy hoạch không gian biển | 2 | X | |
45 | 21111017 | Hải dương học khu vực và biển VN | 2 | X | |
46 | 21111026 | Kinh tế biển | 2 | X | |
47 | 21111028 | Anh văn chuyên ngành 1 | 2 | X | |
48 | 21111029 | Anh văn chuyên ngành 2 | 2 | X | |
49 | 21111031 | Cảng và công trình biển | 2 | X | |
50 | 21111032 | Dự báo KTTV biển | 2 | X | |
51 | 21111033 | Quản lý hệ sinh thái cửa sông ven biển | 2 | X | |
52 | 21111034 | Thiên tai và thảm họa biển | 2 | X | |
53 | 21111037 | Hải dương học nghề cá | 2 | X | |
54 | 21111049 | Tương tác sông biển | 2 | X | |
55 | 21111036 | Thủy văn ứng dụng | 2 | X | |
56 | 21111038 | Động lực học vùng nước nông | 2 | X | |
57 | 21111041 | Kinh tế môi trường biển | 2 | X | |
58 | 21111042 | Quản lý chất lượng nước ven bờ | 2 | X | |
59 | 21111043 | Độc học môi trường biển | 2 | X | |
60 | 21111044 | Bảo vệ bờ biển chống biến đổi khí hậu | 2 | X | |
61 | 21111046 | Kỹ thuật bờ biển | 2 | X | |
62 | 21111047 | Kiểm soát ô nhiễm biển | 2 | X | |
63 | 21111048 | Trắc địa biển – GPS | 3 | X | |
II.3. | Thực tập và đồ án tốt nghiệp | 12 | |||
64 | 21111039 | Thực tập tốt nghiệp | 4 | X | |
65 | 21111040 | Khóa luận tốt nghiệp | 8 | X | |
TỔNG CỘNG | 130 | 107 | 23 |
——————–oO0———————