Tư vấn ngành học “Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo”

Nhiều phụ huynh và các bạn học sinh thắc mắc về ngành học mới Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo. Ban tư vấn tuyển sinh xin trả lời một vài câu hỏi mà quý vị đã gửi về cho chúng tôi như sau:

Nếu phụ huynh và học sinh có câu hỏi nào khác vui lòng nhấp vào hộp thư tư vấn tuyển sinh dưới đây để gửi câu hỏi đến chúng tôi. Trân trọng!

Câu 1: Có phải học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo ra trường làm việc trên biển và Hải đảo?

Câu 2: Sinh viên học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo có thể làm việc ở đâu?

Câu 3: Nhu cầu của xã hội về lĩnh vực Biển và Hải đảo hiện nay như thế nào?

Câu 4: Tổ hợp môn và phương thức xét tuyển vào ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là gì?

Câu 5: Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là bao nhiêu?

Câu 6: Điểm chuẩn xét tuyển ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo các năm trước như thế nào?

Câu 7: Sau khi hoàn thành ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo bằng cấp  công nhận là gì?

Câu 8: Sau khi hoàn thành ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi có thể học lên thạc sỹ những ngành nào?

Câu 9: Sau khi hoàn thành ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi có thể ở lại trường làm giảng viên?

Câu 10: Học phí 1 năm học ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là bao nhiêu?

Câu 11: Ngoài chương trình đào tạo chính khóa ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, sinh viên có được đào tạo tăng cường kỹ năng gì không?

Câu 12: Được biết, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại TP.HCM và cơ sở 2 tại Đồng Nai. Vậy khi tôi trúng tuyển ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi sẽ học ở cơ sở nào?

Câu 13: Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo có khó không? Nghe nói chương trình học rất nặng về tính toán?

Câu 14: Được biết, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh: xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét kết quả học bạ, vậy hai hình thức xét này có gì khác nhau khi trúng tuyển cả 2 phương thức? Nếu tham gia cùng lúc 2 cách có được không?

Câu 15: Em hiện đang theo học một ngành khác trong trường đại học Tài nguyên và môi trường. Sau một năm học tập, em có nguyện vọng muốn chuyển sang học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Vậy em có được phép chuyển ngang không ạ?

Câu 16: Em được biết, sau khi hoàn thành các môn học trên lớp, sinh viên sẽ tiến hành thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp/ cơ quan chuyên ngành. Vậy em có được Khoa giới thiệu tới các địa chỉ để xin thực tập tốt nghiệp không?

Câu 17: Theo học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo, sinh viên có được tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng không?

Câu 18: Em muốn sử dụng kết quả học bạ THPT để xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Vậy, điều kiện để xét tuyển bằng hình thức học bạ là gì? các tổ hợp môn nào được sử dụng xét tuyển cho ngành? và cách tính điểm xét tuyển các tổ hợp môn như thế nào?

Câu 19: Em muốn nộp hồ sơ xét tuyển sử dụng học bạ THPT vào  ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Em phải thực hiện như thế nào và cần các hồ sơ gì?

Câu 20: Quy trình đăng ký xét tuyển và thời gian xét tuyển như thế nào?

Câu 21: Hồ sơ đăng ký xét tuyển phương thức 2 và 3 gồm những gì?

—————————————————————–

Câu 1: Có phải học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo ra trường làm việc trên biển và Hải đảo?

Không phải học về biển và hải đảo là ra biển hay ra hải đảo làm việc. Ngành học này trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học về biển và hải đảo để đạt các khả năng chuyên môn đáp ứng các công việc sau:

    • Khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
    • Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng biển và Hải đảo.
    • Tổ chức không gian và quy hoạch phát triển phát triển kinh tế xã hội vùng biển và Hải đảo.
    • Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo
    • Phân tích, đánh giá, qui hoạch sử dụng biển, đảo, giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển đảo.
    • Quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường bản đồ biển nói chung và công tác thiết lập, quản lý hồ sơ các vùng biển nhạy cảm, vùng bờ cần bảo vệ.
    • Hoạch định, xây dựng các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả.
    • Đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
    • Nghiên cứu khoa học, công nghệ biển, giải quyết các vấn đề có tầm vĩ mô về động lực biển, khí tượng thủy văn biển, động lực ven bờ và tương tác biển khí quyển.

Đặt biệt, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về công nghệ thông tin và ứng dụng chúng giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội.

Trở về đầu trang

Câu 2: Sinh viên học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo có thể làm việc ở đâu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo có thể làm việc tại các cơ quan như:

    • Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển đảo: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh và thành phố; Các sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố; Chi cục – phòng Biển và Hải đảo tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Viện Hải dương học Nha Trang; Viện Kỹ thuật biển; Phân viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi Khí hậu; Các đài Khí tượng Thủy văn các tỉnh thành phố trong cả nước.
    • Các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tài nguyên và môi trường biển đảo: môi trường làm việc năng động, có thể làm các công việc như nghiên cứu, tư vấn các công nghệ, thiết bị, máy móc giúp xử lý các vấn đề môi trường biển, đo đạc, tư vấn, dự báo các vấn đề có liên quan đến môi trường biển. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển. Công tác dự báo, đánh giá tài nguyên và môi trường biển.
    • Các tổ chức phi chính phủ về tài nguyên và môi trường biển: Các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường biển (MCD, CERED, WWF, GreenPeace, GTZ, GIZ, DANIDA, JICA, BTC, UNDP). Môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế cũng như tham gia vào những chương trình, dự án về tài nguyên và môi trường biển, được đi tới nhiều nơi, mở rộng tầm hiểu biết về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn.
    • Các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy: tham gia vào độ ngũ giảng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các Viện, trung tâm đào tạo sau đại học.

Trở về đầu trang

Câu 3: Nhu cầu của xã hội về lĩnh vực Biển và Hải đảo hiện nay như thế nào?

Qua số liệu thống kê  năm 2011 của Bộ TN&MT, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến Biển và Hải đảo trong cả nước chỉ khoảng 1.000 nhân sự (Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT), chủ yếu là cán bộ từ các ngành có liên quan (nước, thủy lợi, hải dương học, khí tượng thủy văn, môi trường). Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này từ nay đến năm 2020 khoảng 20.000 người.

Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ nay đến năm 2030, toàn ngành tài nguyên và môi trường có nhu cấu tuyển dụng khoảng 57.000 người. Riêng lĩnh vực biển và hải đảo khoảng 23.000 người. Việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đang trở thành nhu cầu hết sức cấp thiết.

Thực tế cho thấy,  ngành đào tạo về quản lý Tài nguyên và môi trường Biển  đảo luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các hoạt động khai thác, sản xuất và quản lý. Tuy nhiên, đây là ngành mới đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng ít được các bạn trẻ biết đến.

Để thực hiện thành công chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành quản lý Biển và Hải đảo trong cả nước, việc đào tạo đội ngũ cử nhân ngành quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội là việc làm cần thiết và cấp bách.

Trở về đầu trang

Câu 4: Tổ hợp môn và phương thức xét tuyển vào ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là gì?

Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bao gồm:

  • Phương thức 1: Tốt nghiệp THPT Quốc Gia
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Tổ hợp xét tuyển:

–  A00 (Toán-Lý-Hóa)
–  A01 (Toán-Lý-Anh),
–  B00 (Toán-Hóa-Sinh)
–  D00 (Toán-Ngữ Văn-Anh)

– Mã ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển Đảo: 7850197

Trở về đầu trang

Câu 5: Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là bao nhiêu?

Chỉ tiêu xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên Biển và Hải đảo năm 2024 là 25 thí sinh. Trong đó có 10% xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ).

Trở về đầu trang

Câu 6: Điểm chuẩn xét tuyển ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo các năm trước như thế nào?

Điểm chuẩn xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Biển đảo năm 2023:

    • Điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia là 15
    • Điểm xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) là 18

Trở về đầu trang

Câu 7: Sau khi hoàn thành ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo bằng cấp  công nhận là gì?

Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình đào tạo 4 năm ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Biển đảo sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp bằng

Cử nhân đại học
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Biển đảo

Trở về đầu trang

Câu 8: Sau khi hoàn thành ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi có thể học lên thạc sỹ những ngành nào?

Sau khi hoàn thành ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, các bạn có thể học lên chương trình thạc sỹ tại trường như ngành: Quản lý đới bờ hoặc tại các trường viện khác trong nước như ngành quản lý tài nguyên và môi trường (ĐH Bách Khoa TPHCM), sinh thái tài nguyên và môi trường (Viện Sinh học Nhiệt đới); hải dương học… hay theo học chương trình thạc sỹ tại các nước trên thế giới trong lĩnh vực liên quan đến biển.

Trở về đầu trang

Câu 9: Sau khi hoàn thành ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi có thể ở lại trường làm giảng viên?

Nhằm bổ sung đội ngũ giảng viên trẻ, hàng năm, Khoa luôn có chính sách giữ lại các sinh viên tốt nghiệp lọai xuất sắc để đào tạo sau đại học và kế tục sự nghiệp trồng người. Nếu bạn tốt nghiệp loại xuất sắc, bạn có cơ hội rất lớn được Khoa mời ở lại trường tham gia giảng dạy.

Trở về đầu trang

Câu 10: Học phí 1 năm học ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo là bao nhiêu?

Theo qui chế thu học phí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm học 2022-2023, mức học phí trung bình một năm học của ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo khoảng  12.000.000 đồng.

Trở về đầu trang

Câu 11: Ngoài chương trình đào tạo chính khóa ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, sinh viên có được đào tạo tăng cường kỹ năng gì không?

Ngoài chương trình đào tạo chính khóa (137 tín chỉ), sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo còn được trang bị thêm các buổi học tăng cường ngoại khóa bao gồm: các buổi học phụ đạo củng cố và nâng cao kiến thức cho sinh viên; các kỹ năng mềm; các buổi thực tập dã ngoại; hướng dẫn sinh viên làm quen với công tác khảo sát, điều tra, nghiên cứu khoa học…

Trở về đầu trang

Câu 12: Được biết, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại TP.HCM và cơ sở 2 tại Đồng Nai. Vậy khi tôi trúng tuyển ngành học Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, tôi sẽ học ở cơ sở nào?

Nếu bạn trúng tuyển vào ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo, bạn sẽ học tại cơ sở 1, thành phố Hồ Chí Minh.

236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. HCM

Trở về đầu trang

Câu 13: Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo có khó không? Nghe nói chương trình học rất nặng về tính toán?

Bên cạnh khối kiến thức giáo dục đại cương, sinh viên theo học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo sẽ được trang bị ba khối kiến thức sau: (1) Khối kiến thức về khoa học biển, (2) Khối kiến thức về quản lý biển; (3) Khối kiến thức về công cụ, kỹ thuật biển.

(1) Khối kiến thức về khoa học biển và đại dương như đặc điểm tự nhiên, khí tượng hải văn, tài nguyên và môi trường biển, luật biển, sự tương tác giữa đại dương và vùng ven bờ… để lý giải được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến biển–đại dương, và làm nền tảng khoa học để tiếp thu các học phần chuyên ngành.

(2) Khối kiến thức về quản lý biển: nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức liên quan đến công tác quản lý, qui hoạch, lên kế hoạch điều hành, tổ chức các đợt điều tra, khảo sát biển, xây dựng các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên biển theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường  ứng phó với biến đổi khí hậu.

(3) Khối kiến thức về công cụ, kỹ thuật biển: nhằm trang bị cho sinh viên (i) các kiến thức về công cụ kỹ thuật chuyên ngành (mô hình toán, phần mềm chuyên ngành) phục vụ tính toán, mô phỏng các quá trình thủy động lực học và đánh giá thực trạng khai thác, quản lý tài nguyên và môi trường biển; (ii) các công cụ quản lý, nghiên cứu biển và đại dương (ảnh vệ tinh, phần mềm GIS, xử ý ảnh) phục vụ công tác giám sát, điều tra, quy hoạch sử dụng và dự báo tài nguyên và môi trường biển; (iii) Các phương pháp dự báo, đánh giá tài nguyên và môi trường vùng biển và ven biển; (iv) Xây dựng cơ sở dữ liệu biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Sau khi hoàn thành các khối kiến thức trên, các bạn sẽ trải qua kỳ thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp. Tùy vào sở thích và năng lực, các bạn sẽ chọn hướng nghiên cứu phù hợp, sử dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Trở về đầu trang

Câu 14: Được biết, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh: xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét kết quả học bạ, vậy hai hình thức xét này có gì khác nhau khi trúng tuyển cả 2 phương thức? Nếu tham gia cùng lúc 2 cách có được không?

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo thực hiện đồng thời 2 phương thức tuyển sinh là  xét kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và xét kết quả học bạ. Không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh trúng tuyển xét kết quả theo học bạ. Theo đó, các bạn sẽ được học cùng một chương trình đào tạo, cùng thời gian đào tạo, thụ hưởng cơ sở vật chất như nhau và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng ĐH chính quy.

Khoa khuyến khích các thí sinh thực hiện đồng thời cả hai phương thức tuyển sinh trên nhằm tăng khả năng trúng tuyển của mình vào Trường.

Ngoài ra, năm 2024, Khoa còn nhận hồ sơ xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia TP.HCM tổ chức vào khoảng tháng 8.

Trở về đầu trang

Câu 15: Em hiện đang theo học một ngành khác trong trường đại học Tài nguyên và môi trường. Sau một năm học tập, em có nguyện vọng muốn chuyển sang học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Vậy em có được phép chuyển ngang không ạ?

Mặc dù bạn theo học 1 ngành khác trong cùng một trường, nhưng việc chuyển ngang vào học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo là không thể. Nếu bạn muốn vào học ngành này thì bạn nộp lại hồ sơ đăng ký xét tuyển vào đầu năm học như một thí sinh mới. Bạn có thể dùng kết quả học bạ PTTH để nộp. Các môn bạn đã học ở năm thứ 1 thuộc kiến thức giáo dục đại cương, nếu trùng với các môn học của ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo thì bạn được phép bảo lưu, không cần học lại.

Trở về đầu trang

Câu 16: Em được biết, sau khi hoàn thành các môn học trên lớp, sinh viên sẽ tiến hành thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp/ cơ quan chuyên ngành. Vậy em có được Khoa giới thiệu tới các địa chỉ để xin thực tập tốt nghiệp không?

Thực tập tốt nghiệp (TTTN) là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo. Chương trình thực tập này là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài.

Mục tiêu của TTTN: (1) Giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học một cách có khoa học và sáng tạo vào tình hình thực tiễn của xã hội.(2) Tạo điều kiện cho sinh viên có dịp cọ sát với thực tiễn, làm quen với môi trường làm việc và tác phong công nghiệp trong công việc. (3) Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, sáng tạo trong công việc, tự vận động và khẳng định mình trong hành trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường đầy năng động.

Do vậy, các bạn sẽ tự vận động tìm nơi thực tập tốt nghiệp với sự hỗ trợ giấy tờ, thủ tục của Khoa. Tuy nhiên, Khoa sẽ cung cấp thông tin về các đơn vị mà các anh chị khóa trước đã đến thực tập để các bạn tham khảo, cân nhắc khi chọn nơi thực tập.

Thông tin chi tiết về thực tập tốt nghiệp có thể xem tại đường link sau:

http://biendaohcm.com/2019/08/22/nhung-van-de-lien-quan-den-thuc-tap-tot-nghiep/

Trở về đầu trang

Câu 17: Theo học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo, sinh viên có được tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa để ứng dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng không?

Theo học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo, các bạn sinh viên sẽ được thỏa sức rèn luyện và phát triển toàn diện. Hàng năm, các bạn sẽ có ít nhất một chuyến thực ngoại khóa do giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho cả lớp.  Ngoài ra, còn có các CLB – Đội – Nhóm cho các bạn tham gia hoạt động. Hàng năm, các bạn còn được tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, các khóa huấn luyện kỹ năng mềm miễn phí, các giờ học phụ đạo do giáo viên Khoa phụ trách.

Bên cạnh đó, Sinh viên còn được thỏa sức sáng tạo tại hoạt động Sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi, tranh tài kiến thức biển đảo, tuần lễ biển và hải đảo được Khoa tổ chức hàng năm, cùng nhiều hoạt động Đoàn – Hội sôi nổi như: chiến dịch Mùa hè xanh, chiến dịch Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, Đón tân sinh viên… Tham gia các hoạt động này chính là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng toàn diện cho bản thân.

Sinh viên theo học ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường biển đảo có học lực khá giỏi và tiếng Anh tốt còn được Khoa tiến cử đi tham gia các khóa học mùa hè, mùa đông tại các nước phát triển theo chương trình dự án MARE- Marine Coastal and Delta Sustainability for Southeast Asia phối hợp với các nước như Đức, Ý, Estonia, Malaysia đang thực hiện.
Trở về đầu trang

Câu 18Em muốn sử dụng kết quả học bạ THPT để xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Vậy, điều kiện để xét tuyển bằng hình thức học bạ là gì? các tổ hợp môn nào được sử dụng xét tuyển cho ngành? và cách tính điểm xét tuyển các tổ hợp môn như thế nào?

Điều kiện xét tuyển bằng hình thức học bạ THPT như sau:

  • Thí sinh tốt nghiệp THPT trong các năm từ 2020 đến 2023.
  • Có hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên trong ba năm học THPT (lớp 10, 11, 12).
  • Tổng điểm trung bình của 3 môn thuộc một trong 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, B00, D01 trong 5 học kỳ (lớp 10, 11, lớp 12) phải đạt 18,00 điểm trở lên.

Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo gồm:

– A00: Toán – Lý – Hóa

– A01: Toán – Lý – Anh

– B00: Toán – Hóa – Sinh

– D00: Toán – Ngữ Văn – Anh

Điểm xét tuyển tính theo công thức:

Trong đó:

– KV: là điểm ưu tiên khu vực.

ĐT: là điểm ưu tiên đối tượng được xác định theo quy định.

– Xt: Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

– Mi: Điểm trung bình 3 năm lớp 10, 11, 12 của môn thứ i (không làm tròn), tính theo công thức:

+ Với M10i = Điểm trung bình môn i năm lớp 10,

+ Với M11i= Điểm trung bình môn i năm lớp 11,

+ Với M12i = Điểm trung bình môn i năm lớp 12,

Trở về đầu trang

Câu 19Em muốn nộp hồ sơ xét tuyển sử dụng học bạ THPT vào  ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo. Em phải thực hiện như thế nào? Mã ngành xét tuyển là gì? và cần các hồ sơ gì?

Cách thức đăng ký xét tuyển sử dụng học bạ THPT như sau:

– Bước 1. Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại địa chỉ   http://ts.hcmunre.edu.vn

– Bước 2: In bảng đăng ký ở bước 1, hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của Trường

– Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

+ 01 túi hồ sơ theo mẫu của trường;

+ 01 Phiếu đăng ký xét tuyển vào ngành Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo;

+ 01 Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời);

+ 01 Bản sao có công chứng Học bạ THPT;

+ 01 Bản sao có công chứng giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

+ 01 Phong bì dán tem và ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nhận.

Mã ngành xét tuyển 7850197

Quét mã QR để xem thông tin chi tiết về ngành học

Trở về đầu trang

Câu 20: Qui trình đăng ký, thời gian xét tuyển như thế nào?

  • Quy trình đăng ký
    – Phương thức 1: 
    Theo qui định của Quy chế tuyển sinh đại học, Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
    Phương thức 2 và Phương thức 3:
    + Bước 1:
    Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại https://ts.hcmunre.edu.vn
    + Bước 2: In bảng đăng ký ở Bước 1, hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của trường.
    + Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
  • Thời gian xét tuyển

Theo thông báo của trường

Trở về đầu trang

Câu 21: Hồ sơ đăng ký xét tuyển phương thức 2 và 3 gồm những gì?

  • 01 Túi hồ sơ theo mẫu Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • 01 Phiếu đăng ký xét tuyển vào trường
  • Bản chứng nhận kết quả sử dụng xét tuyển:
    – Đối với phương thức 2: 01 bản sao có công chứng học bạ THPT (hoặc tương đương)
    – Đối với phương thức 3: 01 bản phô tô giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐH QG TP.HCM.
  • 01 Bản sao có công chứng các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có)

Trở về đầu trang