HỌP VỀ VIỆC BIÊN SOẠN EBOOK TRONG DỰ ÁN MARE

Trong khuôn khổ dự án “Tính bền vững vùng ven biển và đồng bằng chokhu vực Đông Nam Á-  Marine Coastal and Delta Sustainability for Southeast Asia (MARE)” được tài trợ bởi Erasmus+, Khoa Quản lý Tài nguyên Biển và Hải đảo, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tổ chức cuộc họp biên soạn Ebook của dự án trong hai ngày 19 tháng 12 và 20 tháng 12 năm 2022.

Mục tiêu của cuộc họp:

+ Họp thảo luận về dự thảo nội dung các chương sách của ebook
+ Các tài liệu phục vụ cho biên soạn ebook, thành lập kho thư viện phục vụ biên soạn ebook
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia ebook
+ Thảo luận về kế hoạch và tiến độ biên soạn ebook trong thời gian tới

Địa điểm: Phòng họp A, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 

Hình thức: trực tiếp và trực tuyến

Thành phần tham dự:

  1. Lê Anh Tuấn, trường đại học Cần Thơ
  2. Huỳnh Vương Thu Minh, trường đại học Cần Thơ
  3. Nguyễn Đình Giang Nam, trường đại học Cần Thơ
  4. Lâm Văn Thịnh, trường đại học Cần Thơ
  5. Võ Quốc Thành, trường đại học Cần Thơ
  6. Thúy Duy, trường đại học Cần Thơ
  7. Trần Văn Tỷ, trường đại học Cần Thơ
  8. Đinh Thị Thúy Hằng, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam
  9. Nguyễn Thị Thu, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam
  10.  Phan Minh Thụ, Viện Hải dương học
  11. Hồ Thị Yến Thu, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
  12. Nguyễn Văn Giáp, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
  13.  Lê Thị Kim Thoa, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  14. Đinh Ngọc Huy, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  15. Ngô Nam Thịnh, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  16. Trần Thị Kim, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  17. Phùng Thị Mỹ Diễm, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  18. Nguyễn Thị Quỳnh Thu, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Nội dung hai ngày họp:

Ngày 19/12/2022:

Mở đầu chương trình, TS. Lê thị Kim Thoa, chủ nhiệm, điều phối viên dự án MARE đã giới thiệu thành phần đại biểu tham dự và mục tiêu của chương trình buổi họp.

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến biên soạn ebook

Mở đầu chương trình, TS Lê Thị Kim Thoa, HCMUNRE trình bày khái quát đề cương ebook và bản phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong các cuộc họp đã thống nhất lần trước.

TS. Lê Thị Kim Thoa trình bày đề cương biên soạn ebook

Theo đó, PGS. TS. Lê Anh Tuấn đến từ Đại học Cần Thơ Báo cáo kết quả biên soạn ebook chương 1- Đặc điểm địa lý tài nguyên vùng bờ biển Việt Nam. Trong nội dung này, các thành viên tham dự bàn luận về sự bất nhất giữa các nguồn số liệu về diện tích Biển Đông, vùng biển Việt Nam và các thuật ngữ South China sea và Biển Đông. Tập thể thống nhất sử dụng nguồn tài liệu được công bố chính thức từ phía Việt Nam.

PGS.TS. Lê Anh Tuấn báo cáo nội dung biên soạn chương 1

Tiếp theo, ThS. Trần Thị Kim trình bày kết quả biên soạn ebook chương 2-Các vấn đề về tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam. Sau khi biên soạn nội dung chương này, nhóm biên soạn nhận thấy nội dung của chương 2 ít nhiều trùng lắp với các chương còn lại. Do vây, nhóm đề nghị rà soát, chỉnh sửa lại các mục nhỏ bên trong giữa các chương cho phù hợp. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê phục vụ việc biên soạn gặp rất nhiều khó khăn: số liệu thống kê cả nước không liên tục qua nhiều năm, biểu mẫu thống kê các loại tài nguyên sau năm 2015 đã thay đổi mẫu mới, và các danh mụ thống kê trước đó không khớp với danh mục thống kê sau 2015. Ví dụ cụ thể như diện tích rung ngập mặn từ năm 2015 trở về trước có trong danh mục thống kê của các địa phương, nhưng từ 2015 trở về sau được chuyển thành diện tích đất ngập nước.

ThS. Trần Thị Kim báo cáo nội dung biên soạn chương 2

TS. Hồ Thị Yến Thu, MCD trình bày kết quả biên soạn ebook chương 3-Vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng. Cũng cùng quan điểm với nhóm HCMUNRE, nhóm MCD đề xuất chỉnh sửa lại các mục nhỏ bên trong từng chương để các nội dung được cân đối.

TS. Hồ Thị Yến Thu báo cáo nội dung biên soạn chương 3

ThS. Phan Minh Thụ, đại diện VNIO báo cáo kết quả biên soạn ebook chương 4-Vùng ven biển đồng bằng miền Trung. Theo ThS. Phan Minh Thụ, nội dung chương 3, 4, 5 nên chuyển thành chương 2, 3, 4 và các mục bên trong 3 chương trình như nhau, chỉ khác nhau các vùng địa lý.

ThS. Phan Minh Thụ trình bày nội dung biên soạn chương 4

Ngày 20/12/2022:

TS. Huỳnh Vương Thu Minh, CTU Báo cáo kết quả biên soạn ebook chương 5-Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm biên soạn đề xuất chỉnh sửa 5 mục trong chương như sau: Vị trí địa lý,  Đặc điểm địa hình, Thủy văn, hải văn và khí tượng, Tài nguyên ven biển và Tai biến thiên nhiên.

TS. Huỳnh Vương Thu Minh báo cáo nội dung biên soạn chương 5

TS. Đinh Thị Thúy Hằng, đại diện trường đại học Hàng hải Việt Nam – VMU báo cáo kết quả biên soạn ebook chương 6-Rủi ro môi trường vùng ven biển Việt Nam. Nhóm biên soạn cũng đề xuất tách nội dung tài nguyên và môi trường thành hai chương, thay vì gộp chung như bản thảo lần trước.

TS. Đinh Thị Thúy Hằng báo cáo nội dung biên soạn chương 6

Sau khi 5 đơn vị thành viên trình bày các nội dung trong ebook, tất cả các thành viên tham gia cùng thảo luận và đi đến thống nhất tên sách và sắp xếp lại các chương như sau:

Tên ebook: Tài nguyên và MT vùng ven biển Việt Nam -Natural resources and environment in coastal areas of Vietnam

Chapter 1. Geographic characteristics of marine resources of VietnamLe Anh Tuan and CTU staff

1.1 Geographical location  
1.2 Characteristics of natural features     
1.3 Marine resources of Vietnam

Chapter 2. Coastal areas in the Red river deltaHo Thi Yen Thu and MCD staff .

2.1 Vị trí địa lý         
2.2 Đặc điểm địa hình         
2.3 Thủy văn, hải văn và khí tượng         
2.4 Tài nguyên ven biển     
2.5. Tai biến thiên nhiên

Chapter 3. Coastal Areas in the center of Vietnam Phan Minh Thu and VNIO staff

3.1 Vị trí địa lý         
3.2 Đặc điểm địa hình        
3.3 Thủy văn, hải văn và khí tượng
3.4. Tài nguyên ven biển
3.5. Tai biến thiên nhiên

Chapter 4. Coastal Areas in the Mekong DeltaLe Anh Tuan and CTU staff

4.1 Vị trí địa lý         
4.2 Đặc điểm địa hình        
4.3 Thủy văn, hải văn và khí tượng         
4.4 Tài nguyên ven biển     
4.5. Tai biến thiên nhiên

Chapter 5. Issues of natural resources in coastal areas of VietnamLe Thị Kim Thoa and HCMUNRE staff     
5.1. Biến động/ nguyên nhân các hệ sinh thái ven biển điển hình
5.1.1. Rừng ngập mặn (nguyên nhân -> case studies)
5.1.2. Rạn san hô (nguyên nhân tẩy trắng)
5.1.1. Thảm cỏ biển
5.2. Biến động tài nguyên ven biển
5.2.1. Tài nguyên sinh vật
5.2.2. Tài nguyên phi sinh vật
5.2.3. Tài nguyên vị thế

Chapter 6. Environmental issues in coastal areas of VietnamDinh Thi Thuy Hang and VMU staff
6.1. Nước biển dâng
6.2. Xâm thực bờ biển
6.3. Ô nhiễm từ sông ra biển (bao gồm cả tảo nở hoa)
6.4. Ô nhiễm rác thải nhựa
6.5. Tràn dầu và đổ tràn hóa chất
6.6. Sinh vật ngoại lai

Chapter 7. Policies for coastal management issues CTU, HCMUNRE, MCD, VNIO, VMU
7.1. Các công ước quốc tế
7.1.1. Các công ước: UNCLOS 1982 (CTU), Đa dạng sinh học – CBD 1992 (VNIO)
7.1.2. Các thỏa thuận Paris (VMU), COP27 (VMU), công ước về thiên tai 2015 – SENDAI (VNIO), MARPOL 73/78 (VMU), SDG 14 (VNIO).
7.2. Các luật pháp, chính sách của Việt Nam
7.2.1. Luật biển 2012 (VMU)
7.2.2. Luật bảo vệ môi trường 2020 (VMU)
7.2.3. Luật tài nguyên nước 2012 (HCMUNRE)
7.2.4. Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 (HCMUNRE)
7.2.5. Luật đa dạng sinh học 2008 (VNIO)
7.2.6. Luật thủy sản 2017 (VNIO)
7.2.7. Bộ luật hàng hải 2015 (VMU)
7.2.8. Luật dầu khí 2022 (HCMUNRE)
7.2.9. Luật giao thông đường thủy nội địa 2014 (VMU)
7.2.10. Luật khí tượng thủy văn 2018 (HCMUNRE)
7.3. Các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch hành động quốc gia
7.3.1.  Chiến lược qui hoạch kế hoạch (VMU)
7.3.2.  Chiến lược phát triển kinh tế biển  (VMU)
7.3.3. Chương trình đa dạng sinh học (VNIO)
7.3.4. Chương trình Rác thải nhựa (VMU)
7.3.5. Chương trình Ứng phó biến đổi khí hậu (CTU)
7.3.6. Chương trình SDG 14 (VNIO)
7.3.7. Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (CTU)
7.3.8. Chiến lược phát triển thủy sản (VNIO)

Kế hoạch họp ebook thời gian tới

  1. Hạn cuối nộp bản thảo các chương 15/02/2023
  2. Do ngày 15- 17/02/2023: tất cả cả các đơn vị thành viên họp tại Hải phòng => Họp ebook sắp tới sẽ diễn ra tại Hải phòng ngày 18-19/02/2023 nhằm tiết kiệm chi phí di chuyển.
  3. Tất cả tài liệu tham khảo phục vụ biên soạn ebook sẽ được chia sẻ cho tất cả thành viên tham gia ebook. Yêu cầu các nhóm biên soạn gửi file, hoặc share link trên google drive cho tất cả thành viên.

Sau hai ngày làm việc tích cực, cuộc họp đã kết thúc và thành công tốt đẹp.

Một số  hình ảnh trong 2 ngày họp ebook tại HCMUNRE