Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ lần thứ XX năm 2016
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU – CHỈ TIÊU
1. Mục đích:
– Thông qua chương trình góp phần ươm tạo các nhà khoa học cho thành phố và đất nước.
2. Yêu cầu:
– Cơ quan chủ trì có nhiều giải pháp trong việc hỗ trợ chủ nhiệm thực hiện đề tài.
3. Chỉ tiêu:
– Cơ quan chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức 15 buổi triển khai, thông tin, hướng dẫn đăng ký cho các nhà khoa học trẻ.
II. ĐỐI TƯỢNG
– Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài là công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống (có ngày sinh từ sau ngày 31/12/1980); đối tượng cụ thể là cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên – giảng viên trẻ, cán bộ công chức trẻ, cán bộ nghiên cứu trẻ thuộc các cơ quan, trường học, trung tâm – viện nghiên cứu; sinh viên – thanh niên…
III. NỘI DUNG
– Nghiên cứu một số vấn đề phục vụ cho công tác quản lý và phát triển trong các đối tượng thanh thiếu nhi thành phố.
– Chú trọng nghiên cứu cơ bản, có quan tâm đến nghiên cứu triển khai, ứng dụng gắn liền với mục tiêu và nội dung 15 chương trình nghiên cứu chuyên ngành của thành phố:
1. Chương trình Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông
2. Chương trình Công nghệ Sinh học
3. Chương trình Vật liệu mới và Công nghệ Dược
4. Chương trình Công nghệ Công nghiệp – Tự động hóa
5. Chương trình Bảo vệ Môi trường – Tài nguyên và Biến đổi khí hậu
6. Chương trình An ninh thông tin
7. Chương trình Phát triển vi mạch
8. Chương trình Khoa học và Công nghệ Năng lượng
9. Chương trình Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
10. Chương trình Y tế
11. Chương trình Nghiên cứu giảm ngập nước
12. Chương trình Nghiên cứu giảm ùn tắc giao thông
13. Chương trình Khoa học Xã hội và nhân văn
14. Chương trình Quản lý đô thị
15. Chương trình Giáo dục – Thể dục thể thao và Phát triển nguồn nhân lực
Ghi chú: chương trình Vườn ươm sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ không phải là chương trình chuyên ngành nên không giới hạn lĩnh vực đăng ký nghiên cứu.Ngoài ra, Ban chủ nhiệm chương trình khuyến khích các nội dung nghiên cứu sau:
– Khảo sát về tình hình thanh niên thành phố, các xu hướng tội phạm vị thành niên, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội nói chung cũng như trong thanh thiếu nhi. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên;
– Nghiên cứu về cải cách hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, về mô hình chính quyền đô thị;
– Nghiên cứu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, mảng xanh đô thị; cải tạo môi trường, cảnh quan sông Sài Gòn.
– Nghiên cứu về nhận thức, ý thức và trách nhiệm của tuổi trẻ thành phố về bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biên giới, hải đảo.
– Nghiên cứu về nhu cầu trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho thanh thiếu nhi, các mô hình giáo dục có sức hấp dẫn thanh thiếu nhi.
– Vận động thanh niên nâng cao nhận thức và khả năng thực hành pháp luật, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, chú trọng bản sắc văn hóa trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Nghiên cứu về sự tác động của các loại hình nghệ thuật truyền thống trong đoàn viên thanh niên, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc;
– Nghiên cứu các mô hình, giải pháp xây dựng nông thôn mới cho 5 huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố.
V. KINH PHÍ
– Kinh phí tối đa chủ nhiệm đề tài được cấp là 95.000.000 đồng/đề tài (chín mươi lăm triệu đồng).
– Các khoản chi cố định phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức hội đồng…tổng cộng 13 triệu đồng (theo thông tư 55/2015/TTLT-BTC_BKHCN) gồm quản lý phí của cơ quan quản lý, quản lý phí của cơ quan chủ trì, phí xét duyệt, phí nghiệm thu).
– Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích và cung cấp đầy đủ chứng từ quyết toán cho cơ quan chủ trì; Cơ quan chủ trì thực hiện các thủ tục quyết toán kinh phí với cơ quan quản lý.
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Đợt | Thời gian nộp hồ sơ | Thời gian tổ chức đánh giá hồ sơ và thông báo kết quả |
1 | Từ ngày 01/11 đến 31/2 | Tháng 4 trong năm |
2 | Từ ngày 01/3 đến 31/4 | Tháng 6 trong năm |
3 | Từ ngày 01/5 đến 31/6 | Tháng 8 trong năm |
4 | Từ ngày 01/7 đến 30/8 | Tháng 10 trong năm |
5 | Từ ngày 01/9 đến 31/10 | Tháng 01 năm sau |
* Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh: là cơ quan quản lý Nhà nước của chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ, có nhiệm vụ:
– Trình Ủy ban Nhân dân Thành phố phê duyệt các đề tài sơ tuyển để đưa vào kế hoạch nghiên cứu của chương trình.
– Thành lập các hội đồng khoa học sơ tuyển, xét duyệt, nghiệm thu đề tài theo từng chuyên ngành.
– Cấp kinh phí nghiên cứu từ nguồn ngân sách thành phố thông qua Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ.
– Báo cáo kết quả triển khai chương trình cho Ủy ban Nhân dân thành phố.
* Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ: cơ quan thường trực và chủ trì chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ, có nhiệm vụ:
– Thông báo triển khai chương trình đến các cơ sở Đoàn – Hội, các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện; trung tâm, viện nghiên cứu… và các đối tượng thanh niên thành phố.
– Tổ chức tuyên truyền trên báo chí, trên các phương tiện truyền thông.
– Vận động cán bộ Đoàn – Hội và các đối tượng thanh niên thành phố tham gia.
– Tập hợp và xem xét các hồ sơ đăng ký hợp lệ để đăng ký tham gia chương trình. Hỗ trợ các thủ tục hành chính và tài chính liên quan đến đề tài trong suốt quá trình thực hiện; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện đề tài đảm bảo đúng tiến độ.
Phối hợp hai bên:
– Hỗ trợ chủ nhiệm đề tài triển khai ứng dụng và công bố công trình trên các báo, tạp chí; in sách…
Cơ quan chủ trì:
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành Đoàn
01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0909.065.119 – 38.230.780 (gặp Sơn Giang)
Website: www.khoahoctre.com.vn, Email: vuonuomtst@gmail.com