Chương trình đào tạo trình độ đại học chính quy ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Ban hành kèm theo Quyết định số: 376 /QĐ-TĐHTPHCM ngày 22  tháng 6 năm 2020. của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tên chương trình: Chương trình đào tạo Đại học
Trình độ đào tạo: Đại học hệ chính quy
Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo                                     Mã số: 7850197
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cử nhân chất lượng cao lĩnh vực Quản lý Tài nguyên và Môi trường Biển đảo (QLTN&MTBĐ) phục vụ cho ngành tài nguyên & môi trường và xã hội, có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, hiểu biết pháp luật và lý tưởng sống tốt đẹp, trên cơ sở được trang bị kiến thức nền tảng về đại cương, vững chắc về cơ sở ngành, chuyên sâu trong tổ chức nghiên cứu, quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường biển, ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyên ngành, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế và có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Chương trình đào tạo ngành QLTN&MTBĐ trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên

PO1: Hệ thống kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương phù hợp với chuyên ngành QLTN&MTBĐ.

PO2: Hệ thống các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên để giải thích các sự vật,
hiện tượng ngoài tự nhiên liên quan đến ngành QLTN&MTBĐ.

PO3: Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành vững chắc và kỹ năng thực hành nghề nghiệp về quản lý tài nguyên và môi trường biển, sử dụng, ứng dụng được các công cụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật trong nghiên cứu và quy hoạch khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển đảo.

PO4: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu và làm việc. Kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành khác nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc chuyên môn.

PO5: Có năng lực làm việc độc lập, làm việc nhóm, khả năng tư duy hiệu quả và nghiên cứu khoa học định hướng cho nghiên cứu của bản thân, ý thức được việc tự nghiên cứu và tự học tập suốt đời.

PO6: Phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức văn hóa và
đạo đức nghề nghiệp. Có tinh thần tự chịu trách nhiệm trước cá nhân và tập thể, có tư duy hiệu quả và định hướng nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ chuyên môn, có khả năng đảm nhiệm các công tác chuyên môn thuộc các lĩnh vực của ngành QLTN&MTBĐ; hiểu biết, tôn trọng luật pháp Việt Nam và các qui định, luật và chính sách tài nguyên và môi trường biển.
2. Chuẩn đầu ra:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành QLTN&MTBĐ sinh viên đạt được:
2.1. Kiến thức

ELO1: Vận dụng được kiến thức cơ bản của các môn lý luận chính trị để giải thích bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội; kiến thức pháp luật để giải quyết những vấn đề trong công tác chuyên môn và đời sống.

ELO2: Ứng dụng được các kiến thức về khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học) làm nền tảng để học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

ELO3: Áp dụng được các kiến thức cơ sở về khoa học biển và đại dương như đặc điểm tự nhiên, khí tượng hải văn, tài nguyên và môi trường biển, luật biển, sự tương tác giữa đại dương và vùng ven bờ… để lý giải được các hiện tượng tự nhiên liên quan đến biển–đại dương, và làm nền tảng khoa học để tiếp thu các học phần chuyên ngành.

ELO 4: Vận dụng được các kiến thức, phương pháp trong thực hiện công việc điều tra khảo sát, đo đạc các đặc điểm tài nguyên và môi trường biển..[

ELO 5: Ứng dụng được các kiến thức về (i) các công cụ kỹ thuật chuyên ngành (mô hình toán, phần mềm chuyên ngành) phục vụ tính toán, mô phỏng các quá trình thủy động lực học và đánh giá thực trạng khai thác, quản lý tài nguyên và môi trường biển; (ii) các công cụ quản lý, nghiên cứu biển và đại dương phục vụ công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường biển. [4]

ELO 6: Xây dựng được các kế hoạch quản lý, điều hành các đợt đo đạc khảo sát thực tế; các kế hoạch, giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển ứng phó với biến đổi khí hậu.

2.2. Kỹ năng

ELO7: Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và đọc hiểu tài liệu tiếng anh chuyên ngành, trình bày và trao đổi được các ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

Đạt một trong các chuẩn kỹ năng tiếng Anh và Tin học để xét tốt nghiệp

– Tiếng Anh với mức điểm tối thiểu:

+ Chứng nhận TOEIC nội bộ (do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM cấp) 450; 

+ Chứng chỉ quốc tế còn thời hạn: TOEIC 450, TOEFL PBT 450, TOEFL CBT 133, TOEFL iBT 45, IELTS 4.5;

+ Chứng chỉ B1 (tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Tin học: Chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản hoặc nâng cao (do các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2016); hoặc chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế MOS (Word, Excel, Powerpoint) với điểm đạt từ 700 trở lên. 

ELO8: Áp dụng được các dụng cụ, trang thiết bị cơ bản trong quan trắc biển, các phần mềm xử lý số liệu, biên tập bản đồ, thiết lập mô hình tính toán phục vụ công tác giám sát, đánh giá tài nguyên và môi trường biển đảo.

ELO9: Vận dụng tốt các kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian để giải quyết các vấn đề phức tạp mang tính liên ngành.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 

ELO10: Thực hiện hiệu quả phương pháp làm việc độc lập, tự giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc và sẵn sàng phối hợp với đồng nghiệp để đạt đến hiệu quả cao nhất.

ELO11: Giải quyết được những khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ và sẵn
sàng thích ứng với môi trường làm việc nhiều áp lực

ELO12: Thể hiện các chuẩn mực về đạo đức, tuân thủ chính sách pháp luật và thực thi trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

  • Kiến thức giáo dục đại cương: 43 tín chỉ.

+ Kiến thức giáo dục đại cương bao gồm Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất: 43 tín chỉ.

+ Kiến thức giáo dục đại cương không bao gồm Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Thể chất: 30 tín chỉ.

  • Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 106 tín chỉ.

– Kiến thức cơ sở nhóm ngành, cơ sở ngành, kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành: 94 tín chỉ.

 + Bắt buộc:84 tín chỉ.                                                      

 + Tự chọn: 10/22 tín chỉ (10 TC tự chọn để học trong tổng số 22 TC tự chọn)

– Kiến thức tốt nghiệp: 12 TC.

     + Thực tập tốt nghiệp: 4 TC.

     + Khóa luận / Đồ án tốt nghiệp: 8 TC.

Tổng khối lượng : 136 TC (không tính các học phần GDTC, QPAN).

Tổng khối lượng: 149 TC (tính cả các học phần GDTC, QPAN).

 4. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), đạt điểm chuẩn tuyển sinh theo quy định của Nhà trường.           

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

5.1. Quy trình đào tạo

Được thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ) bố trí các học phần kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp

  • Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo ngành học trong thời gian quy định cho khóa học và thỏa mãn các yêu cầu về kết quả học tập và các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.
  • Có các chứng chỉ theo yêu cầu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh, chứng chỉ giáo dục thể chất,…);
  • Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ và tin học theo quy định của trường

6. Cách thức đánh giá

Kết quả học tập được đánh giá theo Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ do Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh ban hành bao gồm hai loại thang điểm:

  1. a) Thang điểm 10 là thang điểm tiện ích tham chiếu, được sử dụng cho các điểm thành phần của một học phần. Các bảng ghi điểm thành phần (điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi cuối kỳ, điểm bài thí nghiệm,…) sử dụng thang điểm
  2. b) Thang điểm 4 là thang điểm chính thức, trong đó điểm chữ (A, B+, B, C+, C, D+, D, F) được sử dụng cho điểm tổng kết học phần quy đổi từ thang điểm 10 dựa theo Bảng 1, điểm số (4-0) được sử dụng cho tính điểm trung bình học kỳ và điểm trung bình tích lũ

Xem file chi tiết chương trình đào tạo

Xem bản mô tả chương trình đào tạo 

Xem đề cương chi tiết chương trình đào tạo.