Ngành học nào dễ xin việc làm và đang là trào lưu
của xã hội?
Đây là câu hỏi mà bao thí sinh muốn tìm ra câu trả lời một cách thỏa đáng khi chọn ngành học tại các trường đại học, cao đẳng.
Trong bối cảnh bùng nổ ngành nghề đào tạo, bùng nổ tổ hợp xét tuyển, để chọn được một ngành học khả thi, thí sinh cần chú ý điều gì? Khoảng cách giữa cung – cầu nguồn nhân lực, tình trạng cử nhân, kỹ sư thất nghiệp bao giờ sẽ được giải quyết?
Việc các thí sinh ồ ạt đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng vào những ngành “hot” theo trào lưu, vô hình trung đã khiến cho điểm chuẩn đại học những ngành này đã cao lại càng cao hơn.
Thí sinh chọn ngành “hot” theo trào lưu mà không tìm hiểu kĩ lưỡng về cơ hội nghề nghiệp, chưa đánh giá kỹ càng về mức độ phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của bản thân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập tại giảng đường đại học sau này, cũng như cơ hội phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp tương lai.
Cơ hội việc làm, lương cao thực chất phụ thuộc vào năng lực và nhất là sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Bởi dù thí sinh có chọn học ngành được coi là “hot” nhưng kết quả học tập không tốt, người học không có thái độ cầu tiến và thiếu đi ý chí cũng như khả năng không ngừng học hỏi thì thị trường lao động cũng sẽ không chấp nhận.
Nhưng nếu bạn chuẩn bị cho mình thái độ học tập nghiêm túc, lựa chọn được địa chỉ đào tạo bắt kịp xu hướng xã hội thì dù bạn có học ngành không phải là trào lưu xã hội cũng có cơ hội việc làm tốt, lương hậu hỉnh.
Cách chọn ngành phù hợp ?
?Hãy sáng suốt chọn lựa ngành học phù hợp với năng lực, hoài bão, đam mê của bản thân và phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Đó chính là ngành học “hot” cho riêng bạn.
Khi bạn chọn được ngành học phù hợp với năng lực, sở thích, bạn sẽ dễ dàng có hứng khởi tìm tòi, khám phá hơn. Bạn sẽ không đưa ra những quyết định như nghỉ học giữa chừng, thay đổi ngành học… gây thiệt hại nhiều tiền bạc, công sức. Đồng thời, những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường cũng sẽ không đi vào lãng phí.
Nếu bạn chọn ngành dựa trên đam mê, năng lực, khi học bạn sẽ có xu hướng tập trung trau dồi đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể nâng cao tri thức khoa học, gia tăng khả năng làm việc độc lập, sáng tạo.
Các bạn khi chọn ngành thường tự hỏi: “Ra trường mình sẽ làm gì với ngành học này?”. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một câu hỏi đúng. Ngành học không nhất định phải là con đường trực tiếp dẫn đến sự nghiệp tương lai. Cách tốt nhất để có hạnh phúc và thành công trong nghề nghiệp vẫn là được làm công việc bạn thích.
Đam mê của bạn hoàn toàn có thể thay đổi trong bốn năm đại học.
Trong lúc đó, công nghệ và kinh tế không ngừng thay đổi. Đến khi bạn tốt nghiệp, ngành nghề mà bạn từng dự định làm có thể đã lỗi thời, trong khi hàng trăm nghề nghiệp khác trước đây chưa bao giờ tồn tại hoặc rất mới mang tính đón đầu thì lại nổi lên.
Trong quá trình học đại học, bạn sẽ dần xác định được nghề nghiệp, công việc mong muốn dựa trên sở thích, tính cách, ngoại hình bản thân cũng như xu hướng thị trường, nhu cầu lao động.
? Không có ngành học hay và ngành học tồi,
mà chỉ có ngành học phù hợp.?
Như vậy, điều quan trọng nhất là bạn nên chọn ngành phù hợp chứ đừng chọn ngành “hot” theo trào lưu. Trong quá trình học đại học, bạn sẽ dần xác định được nghề nghiệp, công việc mong muốn dựa trên sở thích, tính cách, ngoại hình bản thân cũng như xu hướng thị trường, nhu cầu lao động.