TRÀ NGUYỄN QUỲNH NGA1 , LIEOU KIẾN CHÍNH2 , TRẦN THỊ KIM3,
NGÔ NAM THỊNH4, PHẠM NGỌC5, NGUYỄN THỊ BẢY6
Bài báo trình bày bản đồ hiểm họa sạt lở bờ sông dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở hạ nguồn sông Đồng Nai khu vực TP HCM. Hiểm họa sạt lở bờ được chia thành 4 cấp: thấp, trung bình, cao và rất cao. Có 4 lớp bản đồ chỉ số được sử dụng để thành lập bản đồ hiểm họa sạt lở bờ gồm: (1) lớp bản đồ chỉ số Hiểm họa sạt lở bờ (bank erosion hazard index – BEHI), (2) lớp bản đồ chỉ số Tải trọng bờ, (3) lớp bản đồ chỉ số Công trình bảo vệ bờ và (4) lớp bản đồ ứng suất gần bờ (near bank stress – NBS). Bản đồ chỉ số NBS được tính toán dựa vào kết quả mô phỏng thủy lực 2 chiều, 3 lớp bản đồ còn lại được tổng hợp từ khảo sát thực địa. Tất cả các lớp bản đồ chỉ số được chuẩn hóa và chồng lớp để thành lập bản đồ hiểm họa sạt lở. Kết quả thành lập bản đồ hiểm họa sạt lở năm 2013 cho thấy các vùng có nguy cơ sạt lở cao giống với các vùng sạt lở trên thực tế. Tuy nhiên, các vùng có nguy cơ sạt lở cao này có xu hướng giảm nhẹ đối với tính toán kịch bản BĐKH năm 2100, và có nguy cơ tăng hơn đối với tính toán kịch bản lũ thượng nguồn 1%. Các kết quả này góp phần giúp cho các nhà quản lý và các nhà ra quyết định có một cái nhìn tổng quát về các vùng có nguy cơ sạt lở bờ dưới ảnh hưởng của các kịch bản BĐKH khác nhau, từ đó đề ra các giải pháp ứng phó và thích nghi kịp thời.
Từ khóa: bản đồ hiểm họa sạt lở, NBS, BEHI
1,2,6 Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM, 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM, Việt Nam
3,4 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP HCM, Việt Nam
5 Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, quận 5, TP HCM, Việt Nam
Tài liệu toàn văn tham khảo tại đây