Huỳnh Thị Mỹ Linh1,Trần Tuấn Hoàng2, Võ Thị Thảo Vi3, Nguyễn Văn Hồng4, Hồ Công Toàn5, Ngô Nam Thịnh6
Cửa sông Cổ Chiên bị điều tiết bởi gió mùa với các hướng chính là Đông Bắc (mùa khô tháng 11 đến giữa tháng 3 năm sau) và Tây Nam (mùa mưa từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10), ngoài ra gió hướng Đông (tên địa phương là gió Chướng) là hướng gió chi phối chính trong thời gian chuyển mùa và tác động nhiều đến khu vực nghiên cứu. Trong bài bào này, chúng tôi tính toán tần suất gió trạm Ba Tri trong 14 năm, để chọn ra hướng gió và tốc độ gió đại diện cho gió Chướng và xét hai trường hợp: có và không có gió Chướng. Kết quả đánh giá cho thấy, vận tốc dòng chảy cửa sông Cổ Chiên chịu ảnh hưởng mạnh bởi gió Chướng. Nghiên cứu này đặt cơ sở cho việc tính toán kết hợp tác động của gió Chướng vào nghiên cứu tính toán dòng chảy tổng hợp nhằm đánh giá quá trình xâm nhập mặn cũng như bồi lấp, xói lở khu vực cửa sông ven biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Từ khóa: Gió Chướng, dòng chảy, cửa sông, Cổ Chiên
1,2,3,4,5 Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 19 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
6 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP HCM