Nguyễn Kỳ Phùnga*, Trần Thị Kimb, Nguyễn Thị Bảyc, Nguyễn Thị Hàngd
- a) Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Email: kyphungng@gmail.com
- b) Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. Email: ttkim@hcmunre.edu.vn
- c) Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM.Email: nguyentbay@gmail.com
- d) Đại học Công nghiệp Tp HCM. Email: hangnguyen08@gmail.com
Điều tiết lũ và tăng cường hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường từ việc vận hành hệ thống hồ chứa ở thương lưu sông Đồng Nai là một nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến bất thường và phức tạp như hiện nay thì vấn đề này trở nên cấp bách hơn.
Hồ Trị An (trên sông Đồng Nai) và hồ Phước Hòa (trên sông Bé) là các hồ chứa có chức năng quan trọng trong việc khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ phát điện, tưới cho nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và các khu công nghiệp, là công trình tham gia điều tiết ranh mặn phía hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn [Lương Văn Thanh, 2006]. Nghiên cứu lưu lượng xả của hồ Trị An và hồ Phước Hòa có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý hệ thống hồ chứa vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt trong tình hình BĐKH ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, tính toán lưu lượng xả còn phục vụ cho các bài toán lan truyền mặn và vận chuyển bùn cát của hạ lưu sông Đồng Nai.
Bài báo trình bày nghiên cứu dòng chảy đến hồ và dự báo lưu lượng xả của hồ chứa ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu cho 2 hồ chứa thượng lưu sông Đồng Nai là Trị An và Phước Hòa. Hai mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình NAM và mô hình điều tiết hồ chứa.
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ ĐẾN VÀ LƯU LƯỢNG XẢ CỦA HỒ CHỨA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU