Họp triển khai dự án MARE, giai đoạn 2, Ngày 17 – 19 September 2020, Cần Thơ, Việt Nam

Xem bảng tin bằng Tiếng Anh

Ngày 17 tháng 09 năm 2020, tại Hội trường 2, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam đã diễn ra hội thảo “triển khai dự án MARE, giai đoạn 2 – Tính bền vững vùng ven biển và đồng bằng cho khu vực Đông Nam Á”. Đây là hội thảo được tổ chức lần thứ 2 sau khi hai hội thảo tại Hải Phòng và Nha Trang bị hoãn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đơn vị tổ chức là Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và trường Đại học Cần Thơ. Thời gian hội thảo diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 09 năm 2020. 

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của 5 đơn vị thành viên của dự án MARE: CTU, HCMUNRE, VNIO, VMU và MCD. Hình thức tham dự bao gồm trực tiếp (giữa ba đơn vị thành viên HCMUNRE, CTU và VNIO) và trực tuyến VMU và MCD thông qua phần mềm zoom.

Quang cảnh buổi họp

Nội dung của hội thảo bao gồm: Đánh giá kết quả hoạt động giai đoạn 1; Xem lại những nội dung chưa thực hiện cần bổ sung cho giai đoạn 2; Quy trình xây dựng mô đun dạy học trực tuyến. Những điều cần lưu ý khi lựa chọn nội dung giảng dạy trực tuyến; Phát triển tài liệu cho khóa học trực tuyến; Phần mềm xây dựng các khóa học trực tuyến; Báo cáo đề cương chi tiết các môn học đã đăng ký; Thảo luận về nội dung trong đề cương khóa học và khả năng chia sẻ; Giám sát tiến độ và thực hiện sản phẩm; Xác định kế hoạch,  các bước tiếp theo; Giới thiệu các cơ sở liên quan của Trường ĐHCT và các hoạt động chính của nhà trường; Thống nhất quy trình, kế hoạch và thời gian thực hiện.

Ngày đầu tiên của hội thảo diễn ra vào lúc 9:00 sáng ngày 17 tháng 09 năm 2020 với lời phát biểu khai mạc của Ông Lê Anh Tuấn, đại diện trường đại học Cần Thơ. Ông cũng đại diện cho Dragon Institute đã giới thiệu về Viện và trường Đại học Cần Thơ, các cơ hội hợp tác tiềm năng trong và ngoài phạm vi của dự án MARE.

Ông Lê Anh Tuấn phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Lê Anh Tuấn- đại diện lãnh đạo CTU phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp nối chương trình, Bà Nguyễn Thị Vân Hà, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – HCMUNRE đã trình bày tóm tắt các hoạt động của dự án MARE trong thời gian qua. Trong gói công việc 1, các nội dung đã thực hiện bao gồm: Xây dựng ToRs để phát triển và cập nhật chương trình và tài liệu khóa học; Xây dựng ToRs cho khung nghiên cứu MARE và nâng cao năng lực đào tạo tiến sĩ; Phát triển ToRs cho các dịch vụ điện tử MARE; Xây dựng ToRs cho các thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và kế hoạch phổ biến; kế hoạch sắp tới; Mẫu cho khóa học cập nhật và xây dựng mới; Các hoạt động sẽ được giám sát bởi Nhóm Đảm bảo Chất lượng.

Bà Nguyễn Thị Vân Hà – HCMUNRE trình bày gói công việc 1 đã thực hiện giai đoạn 1

Các thành viên tham dự đề nghị nên sử dụng một mẫu đề cương chi tiết cho môn mới và cập nhật, không nên làm hai mẫu đề cương khác nhau. Mỗi nội dung trong đề cương sẽ ghi là cập nhật hay nội dung mới (nếu cần thiết)

Sau phần tổng kết gói công việc 1, các đơn vị thành viên đã trình bày các khóa học do đơn vị phụ trách và các công việc đã hoàn thành ở giai đoạn 1.

Các trường thành viên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện báo cáo tài chính trong giai đoạn 1. Bà Nguyễn Thị Vân Hà đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tên khóa học. Nó phải giống tên môn học và số tín chỉ trong chương trình đào tạo đã duyệt. Nếu không Bộ TNMT Việt Nam sẽ không chấp nhận các khóa học trực tuyến của chúng ta.

Ông Lê Anh Tuấn, đại diện cho CTU báo cáo kết quả giai đoạn 1

Bà Huỳnh Thị Thu Minh- CTU đã đặt vấn đề trước hội thảo về việc tính giờ lao động của cán bộ cho các hoạt động họp trực tuyến. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai hội thảo tại Hải Phòng và Nha Trang đã bị hoãn. Tuy nhiên, Trường ĐH Cần Thơ đã thực hiện nhiểu cuộc họp trực tuyến. Do vậy, ngày công lao động trong gói 4.3 phải được tính.

Tiếp đến là phần báo cáo tiến độ công việc của trường đại học hàng Hải- Hải Phòng.

Ông Phan Thế Nam, đại diện trường ĐH Hàng Hải – VMU báo cáo kết quả giai đoạn 1.

Ông Phan Minh Thụ – đại diện cho Viện Hải dương học -VNIO phát biểu

Ông Phan Minh Thu – VNIO chia sẻ, đến thời điểm này VNIO vẫn chưa nhận được khoản thanh toán đầu tiên từ dự án MARE. Do vậy, việc xin được con dấu của Viện trưởng thực sự rất khó.

Tiếp nối phần chia sẻ về báo cáo tài chính, bà Lê Thị Kim Thoa – HCMUNRE đã trình bày quy trình xây dựng môđun dạy học trực tuyến. Đây là nội dung thực hiện của gói công việc WP3.2. Phát triển các mô đun học trực tuyến.

Bà Lê Thị Kim Thoa -HCMUNRE trình bày quy trình xây dựng môđun dạy học trực tuyến

Bà Thoa đã nhấn mạnh việc xây dựng môn học trực tuyến sẽ rất khác với việc xây dựng bài giảng trực tiếp trên lớp. Do vậy, nội dung gảing dạy trực tuyến phải được chọn lọc một cách thông minh, nhằm thu hút người học tham gia..

Tiếp nối quy trình xây dựng môđun dạy học trực tuyến là nội dung phát triển tài liệu cho các khóa học trực tuyến do Ông Trần Đức Phú- VMU trình bày.

Ông Trần Đức Phú – VMU trình bày nội dung phát triển tài liệu cho khóa học trực tuyến

Bà Thoa – HCMUNRE nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng tài liệu cho khóa học trực tuyến. Đặc biệt chú ý đến bản quyền của tài liệu phục vụ môn học khi đưa lên website cho học viên tham khảo.

Nhằm giúp cho các thành viên của dự án MARE hình dung được một khóa học trực tuyến được tiến hành xây dựng như thế nào, Bà Lê Thị Kim Thoa – HCMUNRE đã giới thiệu một số trang thiết bị, phần mềm dùng xây dựng các khóa học trực tuyến.

Bà Lê Thị Kim Thoa giới thiệu một số thiết bị và phần mềm dùng xây dựng bài giảng trực tuyến

Tiếp theo là phần thảo luận của tất cả thành viên tham dự hội thảo: hầu hết các thành viên tham dự còn khá mơ hồ về nền tảng quản lý  dạy học trực tuyến của dự án là gì? khi nào thì nền tảng này được thiết lập và giới thiệu cho tất cả các đơn vị thành viên? Các thành viên rất cần nhìn thấy bản demo của nền tảng dạy học trực tuyến để việc xây dựng, thiết kế khóa học trực tuyến được thuận lợi.

Trước khi kết thúc buổi họp ngày thứ nhất, Bà Thoa  nhấn mạnh, việc triển khai gói công việc 3.2 đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ giữa các thành viên trong dự án, đặc biêt là các thành viên cùng phối hợp trong xây dựng nội dung khóa học trực tuyến. Tất cả thành viên cần lưu  ý tuân thủ qui trình thực hiện và  phát triển khóa học trực tuyến đã được thống nhất trong gói công việc 1. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá, giám sát thuận lợi hơn.

Sáng ngày 18 tháng 9 năm 2020, các thành viên của 3 đơn vị là VMU, HCMUNRE, CTU và VNIO lần lượt trình bày các đề cương môn học do trường phụ trách.

VMU giới thiệu 3 môn học cần cập nhật thông tin với 15 ECTS và 2 môn mới với 7,5 ECTS cần xậy dựng trong dự án: (i) môn học cập nhật: Quản lý Môi trường Đại dương – 4.5 ECTS, Luật Môi trường – 4.5 ECTS,  Quản lý và Kiểm soát ô nhiễm biển – 6 ECTS do Đinh Thị Thuý Hằng, VMU trình bày; (ii) môn mới: Cảng và công trình biển – 3 ETCS, Xây dựng công trình thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu – 4.5 ETCS  do Trần Đức Phú, VMU trình bày.

HCMUNRE giới thiệu  3 môn học mới với 10.5 ECTS cần xây dựng trong dự án: Môn mô hình hóa môi trường biển (4,5 ECTS), môn kiểm soát ô nhiễm biển (3 ECTS) và môn Quản lý tài nguyên và môi trường biển (ETCS) do Tran Thi Kim- HCMUNRE trình bày.

VNIO trình bày đề cương chi tiết 2 môn học mới và 2 môn cần cập nhật trong dự án: (i) môn cập nhật gồm môn sinh thái biển- 4,5 ECTS và môn Tương tác sông biển – 4,5 ECTS, do Phan Minh Thụ trình bày (ii) môn mới gồm hải dương học nghề cá- 3 ECTS do Huỳnh Minh sang trình bày, sản phẩm biển sâu – 3 ECTS do Bùi Tá Long trình bày.

CTU giới thiệu đề cương chi tiết của 5 môn học bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản về biến đổi khí hậu và thiên tai – 3 ECTS (Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng) – do Lê Anh Tuấn trình bày; Quản lý vùng đầu nguồn và ven biển – 3 ECTS (Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng)  do Phạm Văn Đăng Trí trình bày; Giảm thiểu và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu – 4.5 ECTS (Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng)  do Nguyễn Hiếu Trung trình bày; Quản lý lưu vực – 3 ECTS (Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Quản lý đồng bằng)  do Nguyễn Đình Giang Nam trình bày; và Mô hình thủy văn – 3 ECTS (Thạc sĩ kỹ thuật)  do Huỳnh Vương Thu Minh trình bày.

Trước khi kết thúc ngày thứ 2, các thành viên trong hội thảo đã thảo luận về nội dung của từng đề cương, làm sao các đơn vị có thể kế thừa các nội dung trùng nhau trong từng môn học. Ví dụ môn kiểm soát môi trường biển (HCMUNRE) với môn quản lý và kiểm soát ô nhiễm biển của VMU. môn quản lý tài nguyên và môi trường biển của HCMUNRE với môn quản lý môi trường đại dương của VMU. Nội dung môn  quản lý tài nguyên và môi trường biển là 1 phần nội dung của môn quản lý môi trường đại dương. Do vậy, đối với VMU đây là môn học cập nhật nhưng đối với HCMUNRE đây là môn mới với thời lượng là 3 ETCS.

Ngoài ra, các thành viên cũng góp ý nội dung đề cương một số còn khá rộng, cần loại bớt những thông tin  mà người học có thể tự tìm hiểu, đọc trong các tài liệu tham khảo. chúng ta nên tập trung vào các nội dung đang được nhiểu người quan tâm, hay các nội dung mà nhiều người học còn mơ hồ hoặc ít tài liệu nào đề cập tới…

Sáng ngày thứ ba của hội thảo, ngày 19/09/2020, Bà Hồ Thị Yến Thu, đại diện cho MCD trình bày 4 khóa học ngắn hạn có thể tổ chức cho các đơn vị thành viên quan tâm có thể đăng ký tham dự.

Sau đó là phần chia sẻ kinh nghiệm của bà Nguyễn Thị Vân Hà- HCMUNRE về các dự án đã được thực hiện trước đó. Tất cả thành viên tham dự thống nhất các ý kiến sau:

  • Đề nghị các môn học tăng thêm kiến thức xã hội và tổng hợp, kỹ năng thực tế hơn là chỉ tập trung đào sâu vào kỹ thuật
  • Đề nghị bổ sung thêm 1 điều phối viên về tài chính để hướng dẫn tài chính kịp lúc và dễ dàng hơn
  • Họp sẽ có phân cấp (quản lý – ban giám sát và nhóm kỹ thuật), mỗi lần họp sẽ có họp riêng ban giám sát
  • Các nhóm kỹ thuật sẽ cần tiếp tục họp chuyên môn online để phát triển môn học
  • Mỗi môn học có người phụ trách chính và các bên tham gia
  • Thống nhất các bước thời gian và quy trình đưa vào áp dụng các khóa học mới, liên kết, on-line.
  • Thống nhất với Igor quy trình thay đổi các khoản chi, cho di dời 10% giữa các khoản
  • Mua thiết bị, tìm cách tiết kiệm 10% VAT
  • Định kỳ họp trực tuyến, đề nghị dự án có kinh phí mua phần mềm để việc họp trực tuyến được chuyên nghiệp hơn.

Trước khi kết thúc buổi sáng thảo luận của ngày thứ ba của hội thảo, bà Lê Thị Kim Thoa- HCMUNRE đã đề xuất kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tới. Các thành viên tham dự đã thảo luận và thống nhất một số sản phẩm kèm thời hạn hoàn thành của từng công việc phục vụ báo cáo. Cụ thể như sau:

Kế hoạch hoạt động trong thời gian tới

Nội dung thực hiện Ngày hoàn thành Mô tả
1. Gửi mẫu đề cương chi tiết môn học 25/09/2020 Ms. Hà phụ trách
2. Đề cương chi tiết môn học 20/10/2020 Tất cả các môn học đã đăng ký
3. Thảo luận thống nhất đề cương môn học 01/11/2020 Đề cương được nhóm thực hiện thảo luận nhất trí trước khi gửi đến hội đồng  chuyên môn (nơi quản lý môn học và học viên) cho ý kiến. 
4. Chỉnh sửa đề cương chi tiết 10/11/2020 Chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng
Báo cáo tài chính định kỳ giai đoạn 2 (14/1/2021)
5. Nội dung đề cương chi tiết 10/05/2021  
6. Thảo luận thống nhất nội dung đề cương chi tiết 30/5/2021 Nội dung đề cương chi tiết được nhóm thực hiện thảo luận nhất trí trước khi gửi đến hội đồng  chuyên môn (nơi quản lý môn học và học viên) cho ý kiến.
7.Chỉnh sửa nội dung môn học 30/6/2021  
8. Trình bày, thảo luận nội dung môn học hoàn chỉnh  07/07/2021  
Báo cáo tài chính định kỳ giai đoạn 3 (14/7/2021)
9. Xây dựng bài giảng trực tuyến (hoàn thành 50% nội dung môn học): 30/8/2021 Mỗi trường, viện chọn 1 môn xây dựng bài giảng trực tuyến thí điểm 
9.1. Họp tất cả đối tác góp ý, chỉnh sửa 15/9/2021  
9.2. Chỉnh sửa bài giảng  trực tuyến 30/9/2021 Nhóm thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung bài giảng trực tuyến
9.3. Thử nghiệm bài giảng trực tuyến 15/10/2021 Các nhóm xây dựng bài giảng môn học  trao đổi hình thức, nội dung  sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm với nhau .
10. Tiếp tục xây dựng bài giảng trực tuyến – 50% còn lại của môn học thí điểm): 30/10/2021  
10.1. Gửi sản phẩm cho các thành viên góp ý, chia sẻ kinh nghiệm 15/11/2021 Bao gồm GV cùng chuyên môn và  khác chuyên môn góp ý, chỉnh sửa nếu có
10.2. Chỉnh sửa bổ sung bài giảng theo góp ý 30/11/2021  
10.3. Giảng dạy trực tuyến môn thí điểm cho sinh viên  07/12/2021 Sinh viên học trực tuyến
Báo cáo tài chính định kỳ giai đoạn 4 (14/1/2022)

Chiều cùng ngày, tất cả thành viên tham quan phòng đa phương tiện của trường đại học Cần Thơ và chụp hình lưu niệm.

Hội thảo tổ chức tại Cần thơ kết thúc lúc 17:00 ngày 19/10/2020. Có  nhiều vấn đề cần được thảo luận, mổ xẻ, làm rõ trong hội thảo. Đại dịch covid đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án. Ba ngày hội thảo tại Cần thơ vẫn chưa đủ cho chúng tôi thảo luận hết những vấn đề gút mắc trong quá trình triển khai dự án. Tất cả thành viên tham dự đều rất thỏa mãn sau khi hội thảo kết thúc. Ít ra chúng tôi có thể trực tiếp thảo luận nhiều vấn đề  và giải quyết dứt điểm từng vấn đề một mà trước đây các buổi họp trực tuyến chưa giải quyết được.